Lịch sử Kimono

Một bộ kimono của nữ.Một bộ kimono của nam, với gia huy của gia tộc Tokugawa.

Ban đầu, "Kimono" là một từ tiếng Nhật mang nghĩa là "quần áo". Nhưng trong những năm gần đây, từ này được sử dụng để nói đến bộ quần áo Nhật truyền thống. Những bộ Kimono mà ta biết đến ngày nay được ra đời vào thời Heian (794 - 1192).

Từ thời Nara (710 - 794), tới lúc đó, người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền. Nhưng vào triều đại Heian, một công nghệ làm kimono mới đã được phát triển. Được biết tới như là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Với công nghệ này, những người làm kimono không còn phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc.

Những bộ "kimono straight-line-cut" đem lại rất nhiều lợi thế. Chúng rất dễ gấp. Chúng còn phù hợp với mọi thời tiết. Chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong mùa đông. Kimono làm từ những loại vải mát như lanh rất thích hợp cho mùa hè. Những lợi thế này giúp cho kimono trở thành một phần trong cuộc sống của những người dân Nhật.

Qua thời gian, Kimono trở thành thời trang, người Nhật bắt đầu quan tâm đến việc phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao hơn cho màu sắc. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa hoặc địa vị chính trị của người mặc.

Vào thời Kamakura (1192 - 1338) và thời Muromachi (1338 - 1573), cả nam lẫn nữ đều mặc những bộ Kimono đầy màu sắc. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ và đôi khi, chiến trường sặc sỡ như một buổi trình diễn thời trang.

Vào thời Edo (1603 - 1868), tộc chiến binh Tokugawa thống trị khắp Nhật Bản. Đất nước bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Chúng gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono (kamishimo) và quần giống váy xẻ (hakama). Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ cứng để làm nổi bật phần vai. Do làm nhiều y phục samurai, tay nghề những nghệ nhân Kimono càng ngày càng cao và làm Kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các bậc cha mẹ truyền lại cho con cái họ như một vật gia truyền.

Trong thời kì Minh Trị (1868 - 1912), Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nước ngoài. Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. (Luật này không còn hiệu lực nữa). Đối với các công dân bình thường, khi mặc Kimono đến các sự kiện trang trọng, Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.

Ngày nay, người Nhật hiếm khi mặc Kimono trong cuộc sống hàng ngày. Họ để dành chúng cho những dịp như đám cưới, đám ma, tiệc trà hay những sự kiện đặc biệt khác như lễ hội mùa hè.